Bệnh thoái hóa khớp gối tiến triển qua 4 giai đoạn được xác định theo tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp của Kellgren và Lawrence. Trong đó giai đoạn 4 là gian đoạn nghiêm trọng nhất. Cùng tìm hiểu thêm về 4 giai đoạn của bệnh trong bài viết dưới đây.

Thoái hóa khớp gối là gì?
Khớp gối là một trong những khớp khỏe, giúp nâng đỡ toàn bộ sức nặng của cơ thể. Nó cũng là vùng chịu sức ép khi chúng ta cố gắng nâng một vật nặng lên, vì thế vùng này rất dễ bị tổn thương, viêm sưng…
Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường gặp và thường xảy ra ở người cao tuổi, đăc biệt là nữ giới. Bệnh xảy ra khi lớp sụn khớp bị bào mòn bởi nhiều nguyên nhân (lão hóa, chấn thương…). Khi lớp sụn khớp bị bào mòn sẽ để lộ xương dưới sụn, khi vận động khớp gối, hai đầu xương sẽ cọ xát vào nhau dẫn đến kích thích dây thần kinh gây đau. Ngoài tổn thương ở sụn khớp và các biến đổi ở bề mặt khớp còn bao gồm:
- Sự viêm dày của bao hoạt dịch khớp gối
- Sự hình thành gai xương ở rìa khớp gối gây ra những cơn đau mạn tính
- Sự biến dạng khớp gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động khớp gối.
Các giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối tiến triển qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc trưng bằng các triệu chứng và dấu hiệu khác nhau. Các giai đoạn thoái hóa khớp cụ thể gồm:
Giai đoạn 1: Thoái hóa khớp gối độ 1
Ở giai đoạn này, lớp sụn khớp chỉ vừa bị bào mòn một phần nhỏ, khớp gối thường không có dấu hiệu bất thường nhưng gai xương đã bắt đầu hình thành.
Người bệnh có thể chỉ cảm thấy hơi đau nhức đầu gối mỗi khi thay đổi thời tiết, vận động mạnh,… nhưng cơn đau không kéo dài, tần suất đau ít nên dễ bị nhầm lẫn với chứng đau nhức xương khớp thông thường. Tuy nhiên tốc độ tiến triển của bệnh diễn biến từ giai đoạn 1 sang 2 khá nhanh nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Điều trị
Nếu không có các triệu chứng bên ngoài của viêm khớp để điều trị, người bệnh sẽ không phải trải qua bất kỳ phương pháp điều trị nào cho viêm khớp giai đoạn 1.
Tuy nhiên, nếu có khuynh hướng hoặc có nguy cơ cao, bệnh nhân nên uống thuốc bổ, chẳng hạn như glucosamine và chondroitin, hoặc bắt đầu tập thể dục để giảm nhẹ các triệu chứng thoái hóa khớp gối và làm chậm sự tiến triển của thoái hóa khớp.
Giai đoạn 2: Thoái hóa khớp gối độ 2
Khi thoái hóa khớp gối phát triển đến giai đoạn 2, gai xương đã thành hình rõ ràng trên kết quả chụp X-quang nhưng khe khớp vẫn chưa hẹp đến mức khiến các đầu xương cọ xát vào nhau. Đồng thời lượng dịch bao hoạt dịch vẫn còn đủ để khớp hoạt động. Mặc dù vậy, lúc này người bệnh bắt đầu có những triệu chứng đầu tiên như:
- Xuất hiện các cơn đau nhức ở khớp gối khi chạy hoặc đi bộ.
- Khớp gối có xu hướng cứng nếu người bệnh không hoạt động trong vài giờ.
- Cảm thấy đau và khó chịu ở những động tác như khuỵu gối xuống (quỳ) hoặc cúi người…
Điều trị
Người bệnh cần phải hết sức thận trọng trong quá trình sinh hoạt và lao động để tránh những tác động xấu lên khớp thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp. Những điều người bệnh cần lưu ý như:
- Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và phù hợp
- Kiểm soát cân nặng tránh để thừa cân, béo phì
- Hạn chế các tư thế xấu trong sinh hoạt như ngồi xổm, quỳ lạy…
- Tập các bài thể dục nhẹ nhàng hoặc tham gia các môn có lợi (bơi lội, tập yoga, thái cực quyền) để tăng cường sức khỏe cơ xương khớp.
Giai đoạn 3: Thoái hóa khớp gối độ 3
Ở giai đoạn này, các lớp sụn khớp bao bọc các đầu xương bị bào mòn nhiều và khoảng không gian giữa các đầu xương bị thu hẹp thấy rõ. Bệnh tiến triển đến giai đoạn này, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng sau:
- Cảm thấy đau và khó chịu ở đầu gối khi cúi người, quỳ hoặc vận động…
- Ngoài ra, có thể bị cứng khớp gối vào mỗi buổi sáng hoặc không hoạt động quá lâu.
Điều trị
Vào giai đoạn này, người bị thoái hóa khớp gối muốn cải thiện các triệu chứng bệnh cần phải sử dụng:
- Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid
- Thuốc bôi tại chỗ hoặc tiêm corticoid nội khớp
- Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động cũng phải được điều chỉnh cho phù hợp với thể trạng người bệnh lúc này.
Giai đoạn 4: Thoái hóa khớp gối độ 4
Giai đoạn 4 là giai đoạn nặng của bệnh thoái hóa khớp gối. Lúc này, các lớp sụn khớp gần như bị bào mòn hoàn toàn và làm lộ các đầu xương. Và làm khoảng cách giữa các khớp xương bị giảm đáng kể, lượng dịch bao hoạt dịch không đủ để bôi trơn cho khớp. Từ đó, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:
- Đau nhức liên tục, đau khớp dữ dội và tăng khi vận động
- Cứng khớp vào buổi sáng, hạn chế vận động khớp, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Theo thời gian, thoái hóa khớp gối có thể gây biến dạng khớp hoàn toàn, gây lệch trục khớp…
Điều trị
- Điều trị tích cực kết hợp nội khoa với vật lý trị liệu để hạn chế và cải thiện các biến chứng của bệnh.
- Tuy nhiên, nếu điều trị nội khoa không đáp ứng, nên tiến hành điều trị ngoại khoa như nội soi khớp, đục xương chỉnh trục khớp hoặc phẫu thuật thay khớp.
Thoái hóa khớp gối tuy không phải là bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh lý thoái hóa khớp gối là rất quan trọng để có thể hạn chế được những biến chứng về sau.
- Nhà Thuốc Para Pharmacy 114D Địa chỉ: 114D Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TPHCM. Hotline: 0819006092
- Nhà Thuốc Para Pharmacy 354 Địa chỉ: 354 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, TPHCM. Hotline: 0828 002244
- Nhà Thuốc Para Pharmacy 180 Địa chỉ: 180 Bắc Hải, Phường 6, Quận Tân Bình, TPHCM. Hotline: 0818002244
- Nhà Thuốc Minh Châu 285 Địa chỉ: 285 Bạch Đằng, Phường 3, Quận Gò Vấp, TPHCM. Hotline: 08 1900 8095 - 08 9939 1368
- Nhà Thuốc Minh Châu Số 2 Hà Đô Địa chỉ: Số 2 Chung Cư Hà Đô, Phường 3, Quận Gò Vấp, TPHCM. Hotline: 08 1900 8095 - 08 9939 1368
Add comment