Bệnh thoái hóa đa khớp là một tình trạng viêm khớp phổ biến nhất, chủ yếu gặp ở người cao tuổi. Bệnh này thường xảy ra ở khớp tay, háng và đầu gối. Vậy để biết rõ hơn về tình trạng bệnh, cũng như dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như nào. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau bạn nhé!

Thoái hóa đa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất. Bệnh xảy ra khi sụn khớp bị bào mòn và tổn thương. Bệnh gây ra các cơn đau nhức, cứng khớp, làm giảm khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các khớp vai, cổ, khớp gối, khớp bàn chân, khớp cổ tay… có tần suất hoạt động thường xuyên nên dễ bị thoái hóa nhất. Tình trạng này xảy ra ở 2 khớp trở lên được gọi là thoái hóa đa khớp.
Bệnh này tiến triển dần theo thời gian và không thể điều trị dứt điểm. Bệnh có chủ yếu gặp ở người cao tuổi và người thường xuyên lao động nặng nhọc.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh thoái hóa đa khớp

Trong giai đoạn đầu, bệnh này thường không gây ra các biểu hiện bất thường nào. Tuy nhiên, tình trạng bệnh này thường phát triển chậm và mức độ tăng nặng dần theo thời gian. Các dấu hiệu nhận biết bệnh thường gặp nhất là:
- Đau nhức khớp: Là triệu chứng điển hình của thoái hóa đa khớp. Gây các cơn đau âm ỉ trong và sau khi vận động và biến mất khi nghỉ ngơi. Khi khớp bị tổn thương nghiêm trọng, cơn đau sẽ kéo dài và gây đau dữ dội, nhất là khi trở trời.
- Cứng khớp: Triệu chứng này thường đi kèm với những cơn đau và được thấy dễ dàng nhất là sau khi thức dậy, hoặc sau một thời gian không vận động, di chuyển. Và có thể xuất hiện tiếng khớp kêu khi di chuyển.
- Sưng viêm khớp: Khớp bị tổn thương có thể sưng và viêm, gây ra một cảm giác nóng, đỏ, và sưng tại vùng khớp.
- Giảm phạm vi chuyển động: Khi mắc bệnh thoái hóa đa khớp, phạm vi cũng như cường độ hoạt động của khớp sẽ bị suy giảm. Do đó, người bệnh bị giảm khả năng vận động và kéo theo chứng teo cơ.
- Gai xương: Khi sụn khớp bị bào mòn, cơ thể có xu hướng hình thành các gái xương. Từ đó, gây ra tình trạng sưng đau và biến dạng khớp.
Nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa đa khớp
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thoái hóa đa khớp là do quá trình lão hóa. Quá trình này khiến các tế bào xương khớp bị suy yếu, giảm chức năng hoạt động, tái tạo và phục hồi. Bên cạnh đó, bệnh có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác như:
Tuổi tác

Các khớp bị thoái hóa có liên quan mật thiết đến độ tuổi. Bởi tuổi tác càng cao, quá trình lão hóa tự nhiên càng diễn ra mạnh mẽ. Lúc này, hệ xương khớp cũng chịu nhiều ảnh hưởng, suy yếu dần và bắt đầu thoái hóa.
Chấn thương
Chấn thương do luyện tập thể thao quá độ, tai nạn… tạo điều kiện cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn
Thừa cân
Thừa cân (béo phì) gây nhiều áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối và cột sống lưng. Sự căng thẳng này nếu kéo dài sẽ khiến các khớp bị tổn thương và thoái hóa.
Di truyền
Khớp bị thoái hóa còn có thể do di truyền. Những người có người thân bị thoái hóa khớp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
Sử dụng khớp quá nhiều với tần suất cao
Với tính chất công việc phải sử dụng tay chân, khớp hoạt động với tần suất cao làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
Một số nguyên nhân khác
- Sinh hoạt sai tư thế như ngồi, nằm hay cúi gập người sai cách. Do khuân vác vật nặng thường xuyên hay ngồi hoặc đứng lâu một chỗ, ít vận động.
- Chế độ ăn uống không khoa học, không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu canxi, glucosamine và chondroitin.
- Mắc các bệnh lý khác như loãng xương, nhiễm trùng khớp, viêm khớp dạng thấp… cũng làm tăng tỷ lệ thoái hóa các khớp.
- Dị tật khớp bẩm sinh.
Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa đa khớp
Bệnh thoái hóa đa khớp không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà mục đích của các phương pháp điều trị chính là cải thiện triệu chứng đau nhức, làm chậm quá trình thoái hóa và phục hồi chức năng khớp cho bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến cho thoái hóa đa khớp:
Thay đổi lối sống
Thực hiện các thay đổi lối sống là một phần quan trọng của điều trị thoái hóa đa khớp. Điều này bao gồm duy trì trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng hoặc giảm cân nếu cần thiết. Tập thể dục thường xuyên để tăng sự linh hoạt và sức mạnh cơ bắp, và tránh các hoạt động gây căng thẳng cho khớp.
Sử dụng thuốc
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen và naproxen có thể giảm đau và viêm trong khớp. Thuốc paracetamol cũng có thể được sử dụng để giảm đau. Đôi khi, các loại thuốc chống viêm không steroid có thể được tiêm trực tiếp vào khớp để giảm đau và giảm viêm tại nơi tổn thương.
Vật lý trị liệu
Có thể đến bác sĩ vật lý trị liệu để được thực hiện các phương pháp như xoa bóp, điện xung, siêu âm trị liệu, tập luyện chức năng để cải thiện sự linh hoạt và giảm đau.
Thiết bị hỗ trợ khớp
Sử dụng các phương pháp hỗ trợ như dùng gậy hoặc nạng để giảm áp lực lên khớp khi di chuyển có thể giúp giảm đau và hạn chế sự tổn thương.
Phẫu thuật
Trong các trường hợp nghiêm trọng và không áp dụng được các phương pháp điều trị khác, phẫu thuật có thể được xem xét. Các phương pháp phẫu thuật như phẫu thuật loại bỏ gai xương, phẫu thuật thay thế khớp.
Thoái hóa đa khớp gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Chữa trị càng sớm, tỷ lệ hồi phục và ngăn chặn quá trình thoái hóa tiến triển càng cao. Vì vậy, nếu cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường, nghi ngờ khớp bị thoái hóa nên thăm khám ngay để có hướng điều trị kịp thời.
- Nhà Thuốc Para Pharmacy 114D Địa chỉ: 114D Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TPHCM. Hotline: 0819006092
- Nhà Thuốc Para Pharmacy 354 Địa chỉ: 354 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, TPHCM. Hotline: 0828 002244
- Nhà Thuốc Para Pharmacy 180 Địa chỉ: 180 Bắc Hải, Phường 6, Quận Tân Bình, TPHCM. Hotline: 0818002244
- Nhà Thuốc Minh Châu 285 Địa chỉ: 285 Bạch Đằng, Phường 3, Quận Gò Vấp, TPHCM. Hotline: 08 1900 8095 - 08 9939 1368
- Nhà Thuốc Minh Châu Số 2 Hà Đô Địa chỉ: Số 2 Chung Cư Hà Đô, Phường 3, Quận Gò Vấp, TPHCM. Hotline: 08 1900 8095 - 08 9939 1368
Add comment